Tè bậy, nhai kẹo cao su, huýt sáo hay cho bồ câu ăn có thể là những hành động khiến du khách gặp rắc rối tại một số quốc gia nhất định.
Bồ Đào Nha: Mặc dù chưa có có ai từng bị bắt, tè bậy xuống biển vẫn bị coi là vi phạm luật pháp Bồ Đào Nha. Ảnh: Warnet.
Anh: Theo luật "Salmon Act 1986", chính phủ Anh có ghi việc cầm cá hồi trong mọi trường hợp đáng nghi là phạm pháp. Ảnh: Keyword Suggestions.
Singapore: Ngoài kẹo cao su nicotine hay loại có tác dụng chữa bệnh, bất cứ loại kẹo cao su nào khác đều bị cấm sử dụng và nhập khẩu vào nước này. Người vi phạm có thể bị phạt tới 1.000 USD và lao động công ích trong 10 giờ. Ảnh:Celebmemo.
Đan Mạch: Đặt tên lố bịch và kỳ lạ là hành vi phạm pháp. Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự chế giễu, chính phủ nước này chỉ đồng ý cho người dân hơn 7.000 lựa chọn khi đặt tên con cái. Nếu công dân Đan Mạch muốn dùng bất cứ cái tên mới nào cho con, họ đều phải xin phép chính quyền. Thậm chí, tên còn được phê duyệt dựa trên giới tính của trẻ. Ảnh: Men's Health.
Mexico: Không được bỏ chân khỏi pedal khi đi xe đạp tại đất nước này. Đây là điều nằm trong một bộ luật năm 1892 của chính phủ, nhằm bảo vệ người tham gia giao thông. Song, mọi người vẫn có thể thả tay khi đi xe đạp tại đây. Ảnh: Anokhi Media.
Thụy Sĩ: Chính phủ nước này cấm leo núi khỏa thân từ năm 2009, sau khi một du khách Đức không mảnh vải che thân, đi qua một gia đình đang cắm trại trên dãy Alps. Anhr: Wordpress.
Venice (Italy): Cho bồ câu ăn là phạm pháp. Bất cứ ai bị bắt gặp cho chim bồ câu ăn tại quảng trường St. Mark, Venice sẽ chịu phạt 700 USD (khoảng 15,6 triệu đồng). Chính quyền ra lệnh cấm này do lo ngại đàn chim có ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe cho con người và tình trạng của những khu di tích. Ảnh: Rebrn.
Canada: Thành phố Petrolia (thuộc tỉnh Ontario, Canada) đã ban bố một lệnh hạn chế tiếng ồn. Luật quy định không ai được phép la hét, huýt sáo hay hát to vào bất cứ lúc nào. Ảnh: Bennian.
Mỹ: Nếu nuôi gà, mọi công dân tại thành phố Quitman (hạt Brooks, bang Georgia, Mỹ) không được phép để chúng băng qua đường. Ảnh: Citizens of Culture.
Hy Lạp: Du khách không được phép đi giày đế nhọn khi thăm một số công trình cổ đại do loại giày dép này có thể hủy hoại mọi nỗ lực bảo tồn di tích của chính phủ nước này. Ảnh: Ivan Mateev.
Theo Phạm Huyền/Vnexpress.net
EmoticonEmoticon